Xử phạt vi phạm hành chính khi không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ như thế nào? Câu hỏi này được nhiều doanh nghiệp thắc mắc khi muốn sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm. Khi kinh doanh và sản xuất các sản phẩm thực phẩm thì điều quan trọng nhất là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn chưa biết phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào? Hình thức xử phạt ra sao? Hôm nay C.A.O sẽ giải đáp thắc mắc “Xử phạt vi phạm hành chính khi không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm” và quá trình xin “giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Theo điều 24. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do chính phủ ban hành tháng 11 năm 2013 thì mức xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong ngành nghề kinh doanh thực phẩm mà không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể như sau:

Xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp xã theo một trong các mức sau đây:

  • Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;
  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.
Xử phạt vi phạm hành chính khi không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (Ảnh C.A.O)
Xử phạt vi phạm hành chính khi không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (Ảnh C.A.O)

Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện theo một trong các mức sau đây:

  • Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.

Bài viết liên quan:

>>>Thời hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trong bao lâu

>>>25 cơ sở bị xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

>>>Những khó khăn khi doanh nghiệp tự xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh trở lên theo một trong các mức sau đây:

  • Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.

Bạn biết được mức phạt khi không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, vậy bạn có biết được quy trình thực hiện và thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

Xử phạt vi phạm hành chính khi không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (ảnh C.A.O)
Xử phạt vi phạm hành chính khi không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (ảnh C.A.O)

Để trả lời câu hỏi này, C.A.O  xin đưa ra quy trình thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mà C.A.O sẽ thực hiện:

  1. Soạn mẫu hồ sơ;
  2. Nộp hồ sơ tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
  3. Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản cho Chi cục Trưởng hoặc Cục trưởng cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  4. Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho Tổ chức;
  5. Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

Nếu bạn còn mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí! 

HOTLINE: 08 6275.0707 | 0903.145.175 ( Ms. Yến )

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *