Giấy phép kinh doanh cửa hàng tiện lợi gồm những loại nào?
Với mô hình kinh doanh bán lẻ hàng hóa tổng hợp kết hợp với phục vụ thức ăn, đồ uống cho khách hàng dùng tại chỗ, cửa hàng tiện lợi đang là loại lĩnh vực kinh doanh rất phát triển tại Việt Nam. Vậy để một cửa hàng tiện lợi đi vào hoạt động thì cần có những loại giấy phép nào không?
Đầu tiên là cần phải có giấy phép kinh doanh, tiếp đó, một cửa hàng tiện lợi cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, để đảm bảo cơ sở đi vào hoạt động một cách hợp pháp. Ngoài ra, nếu cửa hàng tiện lợi có bán cả rượu và thuốc là thì Giấy phép bán lẻ rượu và bán lẻ sản phẩm thuốc lá là hai loại giấy phép không thể thiếu. Hãy cùng CAO Media theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về từng loại giấy phép kinh doanh cửa hàng tiện lợi nhé.
Thủ tục đăng ký các loại giấy phép kinh doanh cửa hàng tiện lợi
-
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1.1 Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh.
1.2 Cách thức thực hiện:
– Nộp tại Sở An toàn thực phẩm (nếu địa chỉ ở TPHCM), Chi cục An toàn thực phẩm/Sở Công Thương/UBND cấp tỉnh (nếu địa chỉ ở tỉnh thành khác).
– Thời gian thực hiện giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 20 đến 25 ngày làm việc.
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực là 03 năm.
“Mẫu Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá”
-
Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá
2.1 Hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (hoặc thuốc lá).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ;
- Bản sao các văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối; hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm rượu (hoặc thuốc lá), ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.
2.2 Cách thức thực hiện:
– Nộp tại Phòng Kinh tế (hoặc Phòng Kinh tế – Hạ tầng) thuộc UBND cấp huyện.
– Thời gian thực hiện giấy phép bán lẻ rượu (hoặc thuốc lá) từ 15 đến 20 ngày làm việc.
– Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá có thời hạn trong 05 năm kể từ ngày cấp.
Quy trình CAO Media thực hiện giấy phép kinh doanh cửa hàng tiện lợi
– Tiếp nhận thông tư của khách hàng và tư vấn tổng quan các quy định liên quan đến các giấy phép cần có cho cửa hàng tiện lợi;
– Tiến hành khảo sát cơ sở (nếu xét thấy cần thiết) và ký hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn khách hàng chuẩn bị, bổ sung các tài liệu cần có; đề ra hướng xử lý/ khắc phục đối với trường hợp khách hàng chưa có đủ giấy tờ;
– Soạn thảo hồ sơ và gửi cho khách hàng xem xét, ký tên và đóng dấu (nếu có);
– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi kết quả;
– Điều chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
– Đại diện khách hàng nhận kết quả; và bàn giao giấy phép cho khách hàng;
– Hoàn thành dịch vụ và hỗ trợ tư vấn hậu kiểm (nếu có);
Thông tin liên hệ dịch vụ
Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu thực hiện các loại giấy phép kinh doanh cửa hàng tiện lợi; liên hệ ngay CAO Media qua số điện thoại 0903 145 175 – 0903 145 178 – 0908 024 161 để được hỗ trợ tốt nhất, dịch vụ trọn gói.
>> Chủ đề liên quan:
- Dịch vụ xin giấy phép ATTP cho cửa hàng tiện lợi uy tín
- Đăng ký giấy phép ATTP cơ sơ sản xuất dầu ăn và thủ tục cần biết
- Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm dầu ăn đơn giản nhất
- Cơ sở sản xuất ớt sa tế cần có giấy phép gì?
- Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất giò thủ, giò lụa
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP sản xuất nước ép trái cây
- Đăng ký an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất thạch trân châu