Mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh
Quy định về thủ tục, mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay như thế nào? Trường hợp nào phải ký cam kết ATTP? Bản cam kết an toàn thực phẩm có giá trị bao lâu? Bản cam kết ATTP khác gì giấy phép an toàn thực phẩm? Đây có lẽ là những câu hỏi mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm luôn muốn có câu trả lời.
C.A.O Media là đơn vị thế mạnh trong lĩnh vực pháp luật về ATTP. Chúng tôi xin giới thiệu một số mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh. Đây là những mẫu giấy cam kết an toàn thực phẩm thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác nhau. Mời các bạn đọc cùng tham khảo.
Điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo khi đăng ký bản cam kết an toàn thực phẩm/giấy phép an toàn thực phẩm
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của nhà nước. Đơn giản vì thực phẩm là loại hàng hóa thiết yếu. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Sản xuất thực phẩm; sơ chế, chế biến thực phẩm là công đoạn ban đầu để tạo nên một sản phẩm thực phẩm. Kinh doanh thực phẩm là hoạt động thương mại để giới thiệu thực phẩm tới tay người tiêu dùng.
Giấy cam kết an toàn thực phẩm hay giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đều có giá trị pháp lý như nhau. Mặc dù tên gọi và hình thức khác nhau nhưng nó đều có giá trị chứng minh rằng: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã đáp ứng các điều kiện quy định về ATTP.
Để được ký bản cam kết ATTP, cơ sở cũng cần đáp ứng các điều kiện tương tự như giấy phép ATTP. Các điều kiện cần thiết để ký cam kết bao gồm:
- Điều kiện về nhân sự: Khám sức khỏe; Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm.
- Điều kiện hồ sơ nguồn gốc: Hợp đồng mua bán, hóa đơn, giấy tờ pháp lý của nhà cung cấp nguyên vật liệu…
- Điều kiện về cơ sở vật chất: Sạch sẽ, kiên cố, phân khu riêng biệt, nguyên tắc 1 chiều…
Sự cần thiết phải quản lý nhà nước bằng hình thức ký bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm rất đa dạng.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm vô cùng đa dạng và phong phú. Có những cơ sở hoạt động theo mô hình thành lập công ty thực phẩm. Nhưng cũng có nhiều cơ sở lựa chọn loại hình thành lập hộ kinh doanh cá thể để sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nhiều công ty, hộ kinh doanh lại kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống.
Các chủng loại thực phẩm trên thị trường vô cùng phong phú.
Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng rất đa dạng. Nhiều chủng loại thực phẩm trên thị trường thuộc nhiều thẩm quyền quản lý của các bộ ngành khác nhau.
Có loại thực phẩm thuộc sự quản lý của Ngành Nông Nghiệp như: rau củ quả, thịt gia súc gia cầm, thủy sản. Nhiều loại thực phẩm lại thuộc sự quản lý của Ngành Y Tế như: nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, nước uống đóng chai, bao bì thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm lại thuộc thẩm quyền quản lý của Ngành Công Thương như: sữa và các sản phẩm từ sữa, kem, rượu bia, bánh kẹo, nước giải khát…
Quy định ký bản cam kết an toàn thực phẩm là cần thiết đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cá nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể. Tiêu chí quản lý của nhà nước đối với các đối tượng này là: Vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, xong hướng tới việc đơn giản hóa thủ tục hành chính. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân và các hộ nhỏ lẻ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Quy định ký giấy cam kết an toàn thực phẩm được xem là hình thức quản lý linh hoạt hơn, đơn giản hơn xong vẫn đảm bảo được yếu tố kiểm soát chất lượng thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh.
“Mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh do C.A.O thực hiện”
Mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm
Giấy cam kết an toàn thực phẩm thực thuộc các lĩnh vực quản lý của các bộ ngành khác nhau, như Nông nghiệp, Y tế, Công thương.
- Bản cam kết về ATTP lĩnh vực Công Thuơng
Theo quy định của Bộ Công Thương.
Áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ các mặt hàng như kem; sữa; bánh kẹo; nước giải khát; kinh doanh siêu thị, tạp hóa…
- Bản cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực Nông nghiệp
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn.
Áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ các mặt hàng như: Rau củ, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản…
- Bản cam kết an toàn thực phẩm lĩnh vực Y tế
Theo quy định của Bộ Y tế.
Áp dụng cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; sản xuất nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; sản xuất nước uống đóng chai…
Những trường hợp phải ký mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh
Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp sau đây cần ký bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, như sau:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố.
Còn lại, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh; các nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm đều phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc một trong các loại giấy chứng nhận như:
– Thực hành sản xuất tốt (GMP);
– Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);
– Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000;
– Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS);
– Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC);
– Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương.
Bản cam kết ATTP có thời hạn bao lâu?
Bản cam kết an toàn thực phẩm có thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp.
Bản cam kết vệ sinh ATTP có thay thế được giấy phép an toàn thực phẩm?
Bản cam kết ATTP được cấp đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy phép an toàn thực phẩm. Nó có giá trị pháp lý tương đương giấy phép ATTP. Bản cam kết vệ sinh An toàn thực phẩm sẽ thay thế giấy phép ATTP đảm bảo cơ sở hoạt động đã đáp ứng các điều kiện ATTP theo quy định.
Sự khác nhau giữa thủ tục ký bản cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm với thủ tục xin giấy phép ATTP?
– Thủ tục ký cam kết ATTP, đoàn thẩm định sẽ không cần xuống thẩm định, đánh giá cơ sở giống như thủ tục cấp giấy phép ATTP.
– Bản chất của thủ tục ký cam kết an toàn thực phẩm là cơ sở tự cam kết và tự chịu trách nhiệm về cam kết của mình trong vấn đề ATTP.
– Cơ quan quản lý nhà nước sẽ hậu kiểm trong quá trình cơ sở hoạt động sau này.
– Tuy nhiên dù ký cam kết an toàn thực phẩm hay xin giấy phép ATTP thì cơ sở vẫn cần đáp ứng các điều kiện chung về nhân sự, cơ sở vật chất, hồ sơ nguồn gốc an toàn thực phẩm như nhau.
Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media
Trên đây là những thông tin, hướng dẫn về mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh. Nếu có thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu thực hiện dịch vụ, hãy liên hệ ngay C.A.O qua các số điện thoại: (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0903 145 178 hoặc gửi về địa chỉ email lienhe@tuvangiayphepcao.com để được tư vấn và cung cấp thông tin chính xác nhất.
>>> Chủ đề liên quan:
- Cách thức xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất trà đen
- Tư vấn làm giấy phép ATTP cho cơ sở chế biến trà ĐƠN GIẢN
- Quy trình công bố chất lượng rượu cam chính xác nhất
- Các bước xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất trứng cá tầm đóng hộp
- Dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán cafe trọn gói
- Dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm cho củ kiệu ngâm
- Thủ tục xin giấy chứng nhận ATTP cho mắm cá đóng hộp doanh nghiệp cần biết
- Hướng dẫn xin giấy phép xuất khẩu rượu táo mèo
- Thủ tục công bố chất lượng rượu đế NHANH CHÓNG
- Cơ sở sản xuất trái cây sấy cần có giấy phép gì?
- Quy trình xin giấy phép attp cho cơ sở sản xuất bột nêm gia vị
- Xin giấy chứng nhận cơ sơ đủ điều kiện vệ sinh ATTP tại Tp.HCM
- Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất tàu hũ ky