Lý do phải đăng ký VS ATTP cơ sở sản xuất rau củ sấy khô
Trước khi một cơ sở sản xuất muốn đi vào kinh doanh hoạt động, thì điều đầu tiên; cần phải thực hiện giấy phép VS ATTP cho cơ sở sản xuất dựa trên nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ và luật ATTP số 55/2010/QH12. Mời doanh nghiệp tham khảo qua bài viết VS ATTP cơ sở sản xuất rau củ sấy khô dưới đây để nắm rõ những thủ tục pháp lý, quy định và những thông tin liên quan, trước khi thực hiện.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất rau củ sấy khô đã đi vào hoạt động, nhưng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khách hàng, mất uy tín trong kinh doanh, vi phạm luật ATTP và nghị định nêu trên.
Điều kiện để đăng ký VS ATTP cơ sở sản xuất rau củ sấy khô
– Địa điểm: Cơ sở sản xuất rau củ sấy khô phải có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn; đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
– Hệ thống cung cấp nước: Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm;
– Trang thiết bị: Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói; bảo quản và vận chuyển; các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng; thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
– Hệ thống xử lý chất thải: Có xây dựng hệ thống xử lý chất thải; và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Nguyên vật liệu: Duy trì các điều kiện bảo đảm ATTP; và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm; và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức; và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Hồ sơ xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất
– Đơn đề nghị đăng ký VS ATTP cơ sở sản xuất rau củ sấy khô (theo mẫu C.A.O Media cung cấp);
– Giấy phép Đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh sản xuất; chế biến rau củ sấy khô
– Danh sách tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất; kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
Thời gian thực hiện giấy phép VS ATTP cơ sở sản xuất
– Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép ATTP tại cơ quan nhà nước: từ 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ
– Thời gian đoàn thẩm định tại cơ sở: trong 7 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ)
– Hiệu lực của giấy chứng nhận vệ sinh ATTP là 03 năm kể từ ngày cấp phép
– Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép VS ATTP cơ sở sản xuất rau củ sấy khô còn trước 6 tháng; thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.
Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media
Trên đây là những thông tin về thủ tục VS ATTP cơ sở sản xuất rau củ sấy khô theo nghị định. Nếu quý khách hàng muốn tìm dịch vụ thực hiện giấy phép ATTP TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG hãy liên hệ ngay đến C.A.O Media qua các số điện thoại sau: (028) 6275 0707 – 0903 145 175 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí hoặc gửi về địa chỉ email hotro@tuvangiayphepcao.com để được cung cấp thông tin chính xác nhất.
♦ Chủ đề liên quan
- Những giấy phép cần có cho cơ sở sản xuất nước sốt
- Cơ sở sản xuất ớt sa tế cần có giấy phép gì?
- Vệ sinh ATTP cho cơ sở sản xuất giò thủ, giò lụa
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP sản xuất nước ép trái cây
- Đăng ký ATTP cơ sở sản xuất thạch trân châu
- Cơ sở sản xuất trái cây sấy cần có giấy phép gì?
- Quy trình xin giấy phép attp cho cơ sở sản xuất bột nêm gia vị
- Xin giấy chứng nhận cơ sơ đủ điều kiện vệ sinh ATTP tại Tp.HCM
- Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai xin giấy phép vệ sinh ATTP
- Điều kiện xin giấy chứng nhận ATTP cơ sở sản xuất kẹo socola
- Quy trình xin giấy phép attp cho cơ sở sản xuất trà túi lọc
- Đăng ký vệ sinh ATTP cho cơ sở sản xuất kinh doanh gạo