Quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm kinh doanh sản xuất thực phẩm

Vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay luôn là chủ đề gây thu hút nhiều người tiêu dùng biết đến. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế xã hội. Do đó, đối với doanh nghiệp kinh doanh sản xuất thực phẩm muốn hoạt động kinh doanh được thuận lợi trên thị trường, cần phải đăng ký xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm căn cứ theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2018 để biết thông tin chi tiết về mức phạt và những quy định khác tại nghị định này thì hãy cùng C.A.O Media tham khảo qua bài viết sau đây.

Quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm kinh doanh sản xuất thực phẩm
Quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm kinh doanh sản xuất thực phẩm

Quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm theo nghị định 115/2018/NĐ-CP

1. Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm:

  • Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;
  • Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
  • Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật đạt yêu cầu
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định

 

2. Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng
  • Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
  • Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm;
  • Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

 

3. Vi phạm quy định về sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

 

4. Vi phạm quy định về sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, chế biến thực phẩm:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất, hóa chất quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất, hóa chất vượt quá giới hạn cho phép hoặc không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.

 

Bạn quan tâm:

>> Thủ tục cấp giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh ăn uống

>> Các ngành nghề phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

>> Mẫu giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm mới nhất

>> Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo Luật 55/2010/QH12

Sau đây là thành phần hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất 2019

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu số 01 Phụ lục 1)
  • Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

Thông tin liên hệ dịch vụ

Quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm kinh doanh sản xuất thực phẩm được C.A.O chia sẻ nhằm giúp quý doanh nghiệp nắm rõ các quy định xử phạt đối với ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh một cách đúng quy định. Mọi thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi 0903 145 175 – 0936 207 619 để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG C.A.O

  • Địa chỉ: 30 Nguyễn Tuân, phường 3, quận Gò Vấp, Tp.HCM
  • Điện thoại: (028)6275.0707
  • Hotline: 0903 145 175 – 0936 207 619
  • Email: hotro@tuvangiayphepcao.com

 

Tag:  Thủ tục cấp giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh ăn uống  |  Các ngành nghề phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm  |  Mẫu giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm mới nhất  |  Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo Luật 55/2010/QH12

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *