Đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua

Sữa chua (hay còn gọi là yaourt) là sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống lại một số vi khuẩn xấu trong cơ thể và có công dụng làm đẹp da. Sữa chua phù hợp cho mọi độ tuổi sử dụng, nên rất được ưa chuộng. Để đảm bảo được uy tín, chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất, cũng như tạo được lòng tin với người dùng, đòi hỏi cơ sở đó phải được cấp giấy phép an toàn thực phẩm. C.A.O Media sẽ hướng dẫn đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua thông qua bài viết dưới đây, hy vọng cung cấp được các thông tin cần thiết đến quý vị và quý doanh nghiệp.

Đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua là hoạt động bắt buộc cơ sở sản xuất phải thực hiện, trước khi sản xuất và lưu thông sản phẩm ra thị trường.

Thành phần hồ sơ đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua bao gồm

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua
  • Giấy phép Đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đã được Tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh sữa chua trong cơ sở
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh
  • Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù
  • Bản cam kết đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm đối với nguyên liệu và sản phẩm sữa chua của cơ sở
  • Giấy chứng nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP.

Các điều kiện để đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua

  • Địa điểm: Cơ sở sản xuất phải có địa điểm, diện tích thích hợp; có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Hệ thống cung cấp nước: Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Trang thiết bị: Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Hệ thống xử lý chất thải: Có xây dựng hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Nguyên vật liệu: Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Toàn bộ quy trình chế biến phải được thực hiện theo nguyên tắc một chiều; tức là một chiều đi từ khâu nguyên liệu; sơ chế; chế biến; phân chia; bảo quản và vận chuyển. Phải có sự tách biệt giữa các phòng để tránh gây nhiễm khuẩn chéo
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

“Mẫu giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua do C.A.O Media thực hiện
cho khách hàng

Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua
Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua (Ảnh: C.A.O Media)

Dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm tại C.A.O Media

C.A.O Media là đơn vị dịch vụ chuyên làm giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua nói riêng và làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nói chung. C.A.O Media sẽ tư vấn, thực hiện trọn gói, nhanh chóng và đầy đủ pháp lý cho doanh nghiệp.

  • Tiếp nhận tài liệu, thông tin, nhu cầu của doanh nghiệp về vấn đề làm giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua
  • Tư vấn miễn phí và đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ liên quan
  • Khảo sát trực tiếp cơ sở vật chất, cùng cơ sở, doanh nghiệp đưa ra giải pháp; cách khắc phục tối ưu nhất;
  • Tư vấn về quy mô, cách bố trí, sắp xếp quy trình sản xuất theo một chiều;
  • Cung cấp và hướng dẫn cơ sở, doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên;
  • Hướng dẫn cơ sở, doanh nghiệp học tập huấn kiến thức ATTP và khám sức khỏe (nếu chưa có)
  • Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua tại cơ quan quản lý. Đóng phí tại cơ quan quản lý;
  • Hướng dẫn cơ sở, doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định để đạt yêu cầu và ra giấy phép ATTP;
  • Theo dõi hồ sơ, đại diện cơ sở, doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận ATTP; từ Ban quản lý an toàn thực phẩm và trao tận nơi cho cơ sở, doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện và hiệu lực giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua

– Thời gian giải quyết hồ sơ; đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua tại cơ quan nhà nước từ 20 – 25 ngày làm việc; kể từ ngày hồ sơ hợp lệ;

– Thời gian đoàn thẩm định tại cơ sở: trong 7 ngày làm việc (Tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ);

– Thời hạn hiệu lực giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua là 03 năm kể từ ngày cấp phép;

Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn trước 6 tháng; thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa chua tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

Thông tin liên hệ

Hãy đến C.A.O Media để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc, tư vấn miễn phí; được thực hiện dịch vụ với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất; liên quan đến giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa chua. Liên hệ qua các số điện thoại (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0936 207 619 hoặc truy cập vào website http://giayphepantoanthucpham.com để biết thêm thông tin chi tiết.

>> Chủ đề liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *