Giấy phép nhập khẩu hoa quả vào Việt Nam như thế nào?

Hiện nay ở thị trường Việt Nam có rất nhiều Doanh nghiệp kinh doanh thương mại mặt hàng hoa quả tươi được nhập khẩu từ nước ngoài, Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng biết thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu hoa quả đây là một trong những thủ tục khó khăn và thành phần hồ sơ phức tạp, Để nắm rõ hơn về quy trình xin Giấy phép nhập khẩu hoa quả mời quý doanh nghiệp hãy theo dõi bài viết dưới đây C.A.O Media sẽ giải đáp mọi thắc mắc, đồng thời sẽ cho bạn biết Giấy phép nhập khẩu hoa quả vào Việt Nam như thế nào!

Căn cứ vào pháp lý 

  • Nghị định 02/2007/NĐ-CP ngày  05  tháng 01 năm 2007 Quy định về công tác kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, kiểm dịch thực vật nội địa và xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
  • Thông tư 39/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/8/2012  Về việc ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Quyết định 48/2007/QĐ-BNN ngày 29/5/2007 Ban hành Quy định về thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với các vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Thông tư 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 3 năm 2012 Hướng dẫn hồ sơ nghiệp vụ kiểm dịch thực vật.
  • Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực BVTV.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2008 (Bộ tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý chất lượng);
  • Quyết định số 664/2014/QĐ-BNN-TCCB ngày 04 tháng 4 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Bảo vệ thực vật;
  • Quyết định số 1540/QĐ/BVTV-VP ngày 26/9/2011 của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy quản lý thuộc Cục bảo vệ thực vật.
Giấy phép nhập khẩu hoa quả vào Việt Nam như thế nào?
Giấy phép nhập khẩu hoa quả vào Việt Nam như thế nào?

Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu hoa quả 

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu hoa quả 
  • Hợp đồng thương mại hoa quả nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư

Thời gian thực hiện

  • Cấp Giấy phép hoa quả nhập khẩu đối với những vật thể không phải phân tích nguy cơ dịch hại: 15 ngày làm việc.
  • Thời gian hiệu lực giấy phép: 01 năm kể từ ngày cấp

Cơ quan cấp giấy phép

  • Cục Bảo Vệ Thực Vật
  • Thuộc lĩnh vực: Nông nghiệp

Thủ tục đăng ký Giấy phép nhập khẩu hoa quả vào Việt Nam 

1. Đăng ký kiểm dịch thực vật

  • Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật (nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện)

2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

  • Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

3. Kiểm tra vật thể

  • Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

  a) Kiểm tra sơ bộ

  • Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.

      b) Kiểm tra chi tiết

  • Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.

 

4. Cấp Giấy phép nhập khẩu hoa quả

  • Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
  • Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.
  • Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.
  • Trường hợp lô vật thể được vận chuyển bằng tàu biển có chiều cao khoang chứa hàng từ 3m trở lên, phải chia thành nhiều lớp để kiểm tra thì sau khi kiểm tra mỗi lớp, căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật cho khối lượng vật thể đã kiểm tra
  • Sau khi có Giấy tạm cấp kết quả, lô hàng được phép vận chuyển về kho bảo quản và chỉ được đưa ra sản xuất, kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.

Tham khảo thêm:

>>  Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất lạp xưởng

>>  Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất rượu

>>  Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất nước đá

Giấy phép nhập khẩu hoa quả
tư vấn Giấy phép nhập khẩu hoa quả (CAO)

Trên đây là những thông tin rất cần thiết cho doanh nghiệp nào đang có dự tính kinh doanh mua bán hoa quả, trái cây tươi nhập khẩu. Để hiểu rõ hơn Giấy phép nhập khẩu hoa quả vào Việt Nam như thế nào hãy liên hệ ngay với C.A.O Media qua các số điện thoại 0903 145 175 – 0936 207 619 để được tư vấn miễn phí và được cung cấp dịch vụ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH DV TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG CAO
Địa chỉ: 30 Nguyễn Tuân, phường 3, Gò Vấp
Điện thoại: 028 6275 0707 – 0936 207 619 – 0903 145 175
Email: hotro@tuvangiayphepcao.com
# Giấy phép an toàn thực phẩm  Điều kiện giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *