Các loại giấy phép để xuất khẩu thực phẩm theo quy định mới nhất
Các loại giấy phép để xuất khẩu thực phẩm theo quy định mới nhất (Ảnh: C.A.O Media)

Các loại giấy phép để xuất khẩu thực phẩm theo quy định mới nhất 2020

Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, các cửa khẩu phải đóng cửa, các chuyến bay quốc tế bị hủy, vận tải hàng hóa cũng gặp phải khó khăn. Năm 2020 quả là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế. Theo quy định mới nhất 2020, các doanh nghiệp cần phải đăng ký các loại giấy phép để xuất khẩu thực phẩm nào, thủ tục pháp lý ra sao để có thể xuất khẩu thực phẩm. Hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Giấy phép để xuất khẩu thực phẩm theo quy định hiện nay bao gồm

  1. Giấy phép Đăng ký kinh doanh;
  2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toan toàn thực phẩm;
  3. Kiểm nghiệm và Công bố chất lượng sản phẩm;
  4. Chứng nhận y tế (Health Certificate – HC);
  5. Chứng nhận lưu hành tự do (Certificata of Sale – CFS);

Thứ nhất, Giấy phép Đăng ký kinh doanh 

Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần và đủ để cá nhân/tổ chức hoạt động; trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp. Đây là một trong các loại giấy phép để xuất khẩu thực phẩm cần đăng ký.

» Thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh:

– Đối với thành lập công ty/doanh nghiệp: hướng dẫn tại đây

– Đối với đối tượng đăng ký hộ kinh doanh: hướng dẫn tại đây

» Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép Đăng ký kinh doanh

–  Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư hoặc trường hợp thành lập Hộ Kinh Doanh cá thể nộp tại UBND Quận/Huyện;

– Thời gian đăng ký Giấy phép kinh doanh từ 05 đến 07 ngày làm việc;

“Mẫu Giấy phép Đăng ký kinh doanh do C.A.O Media thực hiện cho khách hàng”

Giấy phép Đăng ký kinh doanh
Giấy phép Đăng ký kinh doanh (Ảnh: C.A.O Media)

Thứ hai, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toan toàn thực phẩm

Đối với hàng hóa xuất khẩu là thực phẩm cần đáp ứng những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và có sự cấp phép của Ban quản lý An toàn thực phẩm.

» Hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép an toàn thực phẩm;

– Giấy phép Đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

– Giấy xác nhận đã được Tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Thời gian thực hiện giấy chứng nhận an toàn thực phẩm: từ 25 đến 30 ngày làm việc.

C.A.O Media tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong hoạt động đăng ký Giấy phép để xuất khẩu thực phẩm nhanh chóng – hiệu quả nhất.

Thứ ba, Kiểm nghiệm và Công bố chất lượng sản phẩm 

Kiểm nghiệm và Công bố chất lượng sản phẩm là thủ tục thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

» Hồ sơ kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm bao gồm: 

– Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn của sản phẩm theo quy định Việt Nam và kiểm nghiệm mẫu tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận/chỉ định;

– Bản tự công bố sản phẩm Mẫu số 1 nghị định 15/2018/NĐ-CP;

– Mẫu sản phẩm. Mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm;

– Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh;

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm;

» Thời gian thực hiện

Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm từ 05 đến 07 ngày làm việc;

Thời gian đăng tải lên cổng thông tin điện tử: 03 ngày;

“Mẫu Giấy phép an toàn thực phẩm và hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm
do C.A.O Media thực hiện cho khách hàng”

Giấy phép an toàn thực phẩm và hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm
Giấy phép an toàn thực phẩm và hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm (Ảnh: C.A.O Media)

Nhằm hỗ trợ quý doanh nghiệp xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm thành công và đăng ký hoàn tất các giấy phép để xuất khẩu thực phẩm . Đội ngũ C.A.O Media tư vấn hoàn toàn miễn phí, hướng dẫn hồ sơ cụ thế. Liên hệ ngay đến số hotline (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0936 207 619 để nhận được dịch vụ tốt nhất.

Thứ tư, Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)

Chứng nhận y tế là chứng thư xuất khẩu mà cơ quan thông quan hay từ phía đơn vị nhập khẩu yêu cầu cung cấp. Chứng nhận y tế được cấp cho tất cả các loại thực phẩm được sản xuất tại Việt Nam được cấp bởi Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.

» Thành phần hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận y tế

–  Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận y tế;;

–  Giấy phép Đăng ký kinh doanh;

–  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

–  Nhãn sản phẩm;

–  Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm;

» Thời gian thực hiện

Thời gian cấp giấy chứng nhận y tế (HC): từ 07 đến 10 ngày làm việc;

Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận Health Certificate là 02 năm, kể từ ngày cấp;

Thứ năm, Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Sale – CFS)

Chứng nhận lưu hành tự do là giấy chứng nhận để chứng minh sản phẩm của doanh nghiệp đã được phép lưu thông tự do trên thị trường trong nước. Chứng nhận lưu hành tự do được cấp khi có yêu cầu từ phía doanh nghiệp. Là một trong những điều kiện cần và đủ để thông quan khi xuất khẩu.

»  Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS, bao gồm

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm;

– Giấy phép kinh doanh;

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh An toàn thực phẩm tại nơi sản xuất sản phẩm;

– Bản công bố chất lượng sản phẩm;

– Nhãn sản phẩm;

»  Thời gian thực hiện

Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): từ 7 – 10 ngày làm việc;

Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận lưu hành tự do là 02 năm;

» Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS

Chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế tất cả các sản phẩm thực phẩm có thể ăn uống đều có thể xin cấp tại Bộ Công thương (hoặc cơ quan được Bộ Công thương ủy quyền).

“Mẫu Giấy chứng nhận y tế và Giấy chứng nhận lưu hành tự do C.A.O Media
thực hiện cho khách hàng”

Giấy chứng nhận y tế và Giấy chứng nhận lưu hành tự do
Giấy chứng nhận y tế và Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Ảnh: C.A.O Media)

Các giấy phép để xuất khẩu thực phẩm khác (không bắt buộc)

Ngoài các giấy phép để xuất khẩu thực phẩm nêu trên, để phát triển kinh doanh hàng hóa thực phẩm xuất khẩu và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp nên tiến hành

  • Đăng ký Bảo hộ thương hiệu để được sự bảo hộ độc quyền đối với logo; nhãn hiệu của cơ sở kinh doanh.
  • Đăng ký Mã số mã vạch cho hàng hóa sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như được người tiêu dùng biết đến với sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.  

Liên hệ dịch vụ tư vấn giấy phép C.A.O Media

Hy vọng những thông tin về các loại giấy phép để xuất khẩu thực phẩm cần đăng ký trên do C.A.O Media chia sẻ; có thể hỗ trợ cho quý doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa đạt hiệu quả. Hãy gọi ngay cho C.A.O số hotline (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0936 207 619 để được tư vấn chính xác và cung cấp dịch vụ nhanh nhất, trọn gói với chi phí hợp lý nhất.

> Chủ đề liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *