Xin giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm
Ở Việt Nam hầu như đối với tất cả món ăn, nước chấm được xem là linh hồn giúp tăng thêm vị ngon đến mê mẩn. Mỗi một loại nước chấm là mang một đặc trưng của vùng miền, xứ sở gắn với các loại nguyên liệu đặc thù. Đối với Cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng này cần phải xin giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm tại địa điểm của mình.
Xin giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011, trong bài viết này C.A.O Media sẽ cung cấp đến quý doanh nghiệp những thông tin cần thiết về quy trình xin giấy phép và thành phần hồ sơ cần có, hãy cùng C.A.O Media xem qua những thông tin dưới đây nhé!
Xin giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm căn cứ vào PHÁP LÝ:
» Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 ==> tìm hiểu thêm luật an toàn thực phẩm số 55/2010/GH12
» Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm
==> tìm hiểu thêm về Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Nếu cơ sở hoạt động mà không làm giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm của mình thì sẽ bị vi phạm và xử phạt theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Quy trình đăng ký giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm cụ thể như sau:
Thứ nhất: Giấy phép kinh doanh
Cơ sở chuẩn bị thành lập giấy phép kinh doanh tại Uỷ ban nhân dân quận hoặc Sở Kế Hoạch Đầu Tư;
Lưu ý: trên giấy phép kinh doanh phải có ngành nghề sản xuất nước sốt chấm, gia vị
– Thời gian lập giấy phép kinh doanh 05 đến 07 ngày
– Xem thêm hồ sơ thành lập giấy phép tại đây
Thứ 2: Đăng ký giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm
– Đăng ký giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm tại Ban quản lý an toàn thực phẩm.
– Thời gian xin giấy phép an toàn thực phẩm từ 25 đến 35 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
– Hồ sơ đăng ký giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm gồm có:
- Đơn đề nghị đăng ký giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm (làm theo mẫu )
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép Hộ kinh doanh (như C.A.O nêu ở điều thứ nhất)
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất nước chấm– nếu chưa có xem quy trình đăng ký tại đây
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất nước chấm– xem mẫu giấy khám sức khoẻ
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất nước chấm
- Sơ đồ quy trình sản xuất nước chấm
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở sản xuất nước chấm
– Giấy phép an toàn thực phẩm có thời gian 03 năm, sau 03 năm doanh nghiệp phải xin cấp lại, thành phần hồ sơ xin cấp lại giống ban đầu – Xem them hướng dẫn xin cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại đây
=> Khi đến với dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nước chấm tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn truyền thông C.A.O bạn chỉ cần cung cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu chưa có);
=> Bên cạnh đó, để hoạt động lưu hành sản phẩm ra thị trường Việt Nam, ngoài giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm bắt buộc bạn phải thực hiện thêm những giấy phép như:
- Kiểm nghiệm sản phẩm nước chấm
- Công bố chất lượng sản phẩm nước chấm
- Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm nước chấm
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá/logo độc quyền cho sản phẩm (không bắt buộc)
Liên hệ dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm
Trên đây là những thông tin rất cần thiết để làm giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm C.A.O Media muốn chia sẻ để có thể giúp quý doanh nghiệp biết rõ hơn về vấn đề xin giấy phép an toàn thực phẩm nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ giayphepantoanthucpham.com qua các số điện thoại 0903 145 175 – 0936 207 619 để được tư vấn dịch vụ tốt nhất.