Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

I. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm 

1. Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã đăng ký;
  • Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

2. Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Cơ quan cấp Giấy chứng nhận có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới đã cấp.

II. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

1. Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống không hoạt động ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống đã đăng ký
  • Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chuyển đổi ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống tại cơ sở
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

2. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm

  • Cơ quan cấp Giấy chứng nhận có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan cấp dưới cấp.
Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Dịch vụ hữu ích khác:

>> Hướng dẫn thủ tục pháp lý để kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại tphcm

>> Tăng mức xử phạt đối với vi phạm về an toàn thực phẩm

>> Vì sao cần an toàn, vệ sinh trong sản xuất phụ gia thực phẩm

Một số điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.
  • Có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng đối với tất cả các nguyên liệu đầu vào.
  • Có chủ cơ sở và nhân viên tham gia sản xuất, kinh doanh đúng với thực tế
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau
  • Có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm.

Tăng mức xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm

Nghị định mới xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm vừa được Thủ tướng ban hành. Nghị định này quy định mức xử phạt cao hơn trước. Theo Nghị định mới, hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không có cảnh cáo. Tăng mức phạt tiền ở các hành vi, tối đa đến 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm (trước chỉ 3,5 lần). Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/10, thay thế nghị định cũ ban hành vào năm 2013.
  • Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa áp dụng với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức;
  • Theo đó, Nghị định mới cũng quy định nhiều hành vi bị xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Ngoài ra cơ sở bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm;
  • Cơ sở vi phạm cũng bị buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm, tiêu hủy thực phẩm, chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm. Đơn vị phải nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn;
  • Nghị định thêm quy định về hậu kiểm nhằm phù hợp với phương thức quản lý thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Do đó, căn cứ theo pháp lệnh nhà nước, quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP theo hướng tăng mức phạt, nhằm bảo đảm tính răn đe đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.
Cho nên, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm cần nhanh chóng đáp ứng điều kiện xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị xử phạt cũng như để có thể cung cấp thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng. Qua đó, giúp nắm rõ các quy định thực hiện cũng như trình tự xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp quy định, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau

 

CÔNG TY TNHH DV TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG CAO

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *