Các loại hình phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất
Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm là chủ đề được cộng đồng đặc biệt quan tâm. Với những thực phẩm mà con người đang phải đối mặt về nguồn thực trạng thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh về chất lượng, quy trình trong chế biến, sản xuất thực phẩm. Không những làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế xã hội. Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu trong cuộc sống của con người, bên cạnh đó, việc thực phẩm bẩn cũng đang tràn lan trên thị trường các thực phẩm này không đảm bảo về chất lượng, không rõ nguồn gốc khiến người tiêu dùng khó để lựa chọn được các sản phẩm đạt chất lượng. Do đó, để bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất cần phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định. Vì vậy cơ quan nhà nước đã có các loại hình phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất theo nghị định 115/2018/NĐ-CP đối với các ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm nhằm tuân thủ pháp luật.
Vậy, để biết các loại hình phạt hành chính về an toàn thực phẩm như thế nào và thủ tục, hồ sơ pháp lý gồm những gì? C.A.O Media mời quý doanh nghiệp xem qua bài viết sau đây, với mong muốn mang lại những kiến thức cần thiết để thực hiện xin giấy chứng nhận một cách tốt nhất có thể.
Một số hình thức xử phạt không đảm bảo an toàn thực phẩm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng
- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm
- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép
- Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bạn quan tâm:
>> Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho căn tin trường học
>> Quy trình xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
>> Giấy tờ bắt buộc khi xuất khẩu hàng hóa thực phẩm là gì?
>> Hướng dẫn công bố chất lượng sản phẩm tại Ban Quản Lý An toàn thực phẩm
Tình trạng về an toàn thực phẩm hiện nay
- Theo đó, việc nhà nước ban hành quy định xử phạt an toàn thực phẩm gần đây đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn chưa được xử lý triệt để. Các biện pháp ngày càng tinh vi và có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, do nhu cầu sử dụng thực phẩm hối hả hiện nay, người tiêu dùng rất khó để nhận biết được đâu là thực phẩm sạch đâu là thực phẩm bẩn.
- Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao. Các vụ ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp, có nhiều người tử vong vì ăn phải thực phẩm không đảm bảo an toàn.
Giải pháp về đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay
Đối với cơ sở sản xuất:
- Các cơ sở sản xuất, chế biến cần có những biện pháp hỗ trợ sản xuất sạch phát triển; bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn được các cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận.
- Doanh nghiệp cần nâng cao giá trị đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh, tránh vì mục đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Đối với người tiêu dùng:
- Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm. Mỗi người dân cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua phải những thực phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Mỗi người tiêu dùng có trách nhiệm báo cáo các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu số 01 Phụ lục 1)
- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Thời gian xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Thời hạn giải quyết: 20 – 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
- Thời hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 03 năm.
Nhóm thực phẩm bắt buộc phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất
- Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm
- Thực phẩm chức năng
- Các vi chất bổ sung vào thực phẩm
- Phụ gia thực phẩm, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống (bao gồm: cửa hàng; quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín; nhà hàng ăn uống; căng tin; cơ sở chế biến suất ăn sẵn; bếp ăn tập thể).
Thông tin liên hệ dịch vụ
Hy vọng bài viết về các loại hình phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất được C.A.O Media chia sẻ nhằm giúp quý doanh nghiệp nắm rõ các quy định đối với ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm để có thể hoạt động kinh doanh một cách đúng quy định. Mọi thắc mắc về vấn đề an toàn thực phẩm gọi cho chúng tôi 0903 145 175 – 0936 207 619 để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG C.A.O
- Địa chỉ: 30 Nguyễn Tuân, phường 3, quận Gò Vấp, Tp.HCM
- Điện thoại: (028)6275.0707
- Hotline: 0903 145 175 – 0936 207 619
- Email: hotro@tuvangiayphepcao.com
Tag: Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho căn tin trường học | Quy trình xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ | Giấy tờ bắt buộc khi xuất khẩu hàng hóa thực phẩm là gì? | Hướng dẫn công bố chất lượng sản phẩm tại Ban Quản Lý An toàn thực phẩm