Điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhà nước đã ban hành những quy định về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo an toàn về mặt sức khỏe cho người tiêu dùng, nhưng nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm vẫn chưa trang bị đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo quản và giữ cho thực phẩm luôn đáp ứng được các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước thực trạng về an toàn thực phẩm hiện nay đã và đang là chủ đề đáng bàn luận và báo động cấp bách khi những doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm quán ăn, nhà hàng…vv.. đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm. Điều này là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đời sống của người tiêu dùng. Do đó, theo nghị định 15/2018/NĐ – CP quy định đối với các doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến ngành thực phẩm đều bắt buộc phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới được nhà nước công nhận kinh doanh hợp pháp. Vậy điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Để tìm hiểu chuyên sâu hơn về vấn đề này, C.A.O Media xin mời quý doanh nghiệp tham khảo qua bài viết sau đây nhé!

Điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (ảnh C.A.O)
Điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (ảnh C.A.O)

Những cơ sở cần xin giấy phép và những cơ sở không cần xin giấy phép an toàn thực phẩm

1. Cơ sở cần phải xin giấy phép an toàn thực phẩm

  • Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên.
  • Cơ sở sản xuất nước đá gồm: nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm; Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
  • Cơ sở sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, Các vi chất bổ sung vào thực phẩm.
  • Cơ sở sản xuất, chế biến và đóng gói phụ gia thực phẩm, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
  • Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm: cửa hàng; quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín; nhà hàng ăn uống; căn tin; cơ sở chế biến suất ăn sẵn; bếp ăn tập thể

 

2. Cơ sở không cần phải xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
  • Sơ chế nhỏ l
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
  • Nhà hàng trong khách sạn
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
  • Kinh doanh thức ăn đường phố
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Đối với cơ sở cần phải xin giấy phép an toàn thực phẩm phải đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Cơ sở sản xuất kinh doanh có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc kinh doanh, sản xuất thực phẩm
  • Địa điểm cơ sở sản xuất kinh doanh có khoảng cách an toàn với nguồn ô nhiễm
  • Sử dụng hóa chất, nguyên liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ, chứa đựng thực phẩm trong chế biến, sơ chế, bảo quản thực phẩm
  • Có trang thiết bị phù hợp để kinh doanh, sản xuất thực phẩm không gây ô nhiễm, gây độc hại cho thực Xử lý chất thải và thu gom theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
  • Tuân thủ quy định về kiến thức, sức khỏe và thực hành của người trực tiếp tham gia kinh doanh, sản xuất thực phẩm
  • Thông tin liên quan đến việc mua bán được lưu giữ để bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm và duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
  • Chủ cơ sở và nhân viên tham gia sản xuất trực tiếp phải được khám sức khoẻ theo đúng quy định và tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm về mặt pháp lý

  1. Cơ sở có Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm được Sở kế hoạch đầu tư cấp, hoặc giấy phép Hộ kinh doanh do Uỷ ban nhân dân quận cấp
  2. Có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm tại Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp hoặc Chi cục an toàn thực phẩm tại Huyện/tỉnh
  3. Phiếu kết qủa khám sức khoẻ của chủ cơ sở và các nhân viên tại bệnh viện cấp (bệnh viện phải được Sở Y Tế công nhận)

Sau khi có đủ 03 điều kiện về mặt pháp lý như C.A.O Media nêu trên đây, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ một số hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm theo quy định tại nghị định 15/2018/NĐ-CP => xem thêm hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại đây

 

Trên đây là những nội dung nói về điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm , đồng thời chúng tôi cung cấp thêm cho doanh nghiệp biết về những cơ sở cần xin giấy phép và những cơ sở không cần xin giấy phép an toàn thực phẩm để doanh nghiệp nắm rõ hơn để xin giấy phép cho đúng quy định theo Luật an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Nếu có vấn đề gì thắc mắc về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hãy liên hệ C.A.O Media qua các số điện thoại 0903 145 175 – 0936 207 619 để được tư vấn chi tiết nhé!

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG C.A.O

  • Địa chỉ: 44 Nguyễn Văn Dung, phường 3, quận Gò Vấp, Tp.HCM
  • Điện thoại: (028) 6275 0707
  • Hotline: 0903 145 175 – 0936 207 619
  • Email: hotro@tuvangiayphepcao.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *