Xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm căn cứ theo nghị định nào?

Xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm căn cứ theo nghị định nào? cơ quan nào quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm? Đây luôn là vấn đề làm cho nhiều doanh nghiệp cảm thấy buâng khuâng và lo lắng vì do mỗi cơ sở có mỗi loại hình thức kinh doanh sản xuất các mặt hàng khác nhau, do đó có nhiều doanh nghiệp không phân biệt được loại hình kinh doanh để xin cấp giấy phép, chính vì vậy C.A.O Media đưa ra bài viết này giúp doanh nghiệp gỡ bỏ những buâng khuâng cũng như đưa ra câu giải đáp Xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm căn cứ theo nghị định, mời quý doanh nghiệp cùng xem qua bài viết sau đây

♦ Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà hàng, quán cà phê, dịch vụ ăn uống trong trung tâm thương mại căn cứ vào cơ sở pháp lý:

  • Luật an toàn thực phẩm năm 2010
  • Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012
  • Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014
  • Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 5 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế
  • Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày26/10/2013 Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối với cơ sở cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, căn cứ vào:

  • Căn cứ Luật an toàn thực phẩm năm 2010
  • Thông tư số 26/2012/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2012
  • Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012
  • Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 08 năm 2012
Xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm căn cứ theo nghị định nào?
Xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm căn cứ theo nghị định nào?

Một số quy định cấm thực hiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

  • Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.
  • Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.
  • Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Thực phẩm bị biến chất;
  • Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép
  • Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;
  • Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;
  • Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.
  • Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.
  • Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

Những mức xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật
  • Đối với cơ sở sản xuất , kinh doanh không đảm bảo an toàn thực phẩm thì bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Ngoài ra cơ sở bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm
  • Giấy phép an toàn thực phẩm căn cứ theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa áp dụng với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức

 

Xem thêm:

>>Các yêu cầu để được cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh rau, củ, quả

>> Mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm sẽ cao hơn trước 

>> Vì sao cần an toàn, vệ sinh trong sản xuất phụ gia thực phẩm

Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh không hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã đăng ký
  • Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

 

Cơ quan có thẩm quyền thu hồi:

  • Cơ quan cấp Giấy chứng nhận có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan cấp dưới cấp.

Cơ quan kiểm tra các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận:

  • Không quá hai lần/ năm đối với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận và có chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000 và tương đương của cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Không quá ba lần/ năm đối với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp.

 

Bài viết trên đây chúng tôi hy vọng quý doanh nghiệp biết xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm căn cứ theo nghị định nào để thực hiện cho mình giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh nhất và hiệu quả nhất, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc những giấy con liên quan khác hãy liên hệ ngay với giayphepantoanthucpham.com qua các số điện thoại 0903 145 175  – 0936 207 619 để được tư vấn rõ hơn.

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH DV TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG CAO

  • Địa chỉ: 30 Nguyễn Tuân, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM
  • Điện thoại: (028) 6275 0707
  • Hotline: 0903 145 175 – 0936 207 619
  • Email: hotro@tuvangiayphepcao.com

 

Tag:  Hướng dẫn thủ tục pháp lý để kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại tphcm  |  Vì sao cần an toàn, vệ sinh trong sản xuất phụ gia thực phẩm  | |  Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do bộ y tế cấp thuộc loại hình nào? |  Quy trình xin giấy phép an toàn thực phẩm tại tphcm|  Dịch vụ tư vấn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm | Cấp chứng nhận cơ sở sản xuất pate đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm |  Dịch vụ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh, sản xuất thực phẩm | Vì sao cần an toàn, vệ sinh trong sản xuất phụ gia thực phẩm| 
Những điều cần biết về quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm  |  Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *