Bộ Công Thương cấp giấy phép lưu hành sản phẩm đối với dòng sản phẩm nào?

Bài viết dưới đây C.A.O Media sẽ cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc của quý doanh nghiệp rằng Bộ Công Thương cấp giấy phép lưu hành sản phẩm đối với dòng sản phẩm nào? Và những giấy phép liên quan khác có thủ tục như thế nào?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Những sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của ngành công thương

Bia, rượu, cồn, đồ uống có cồn (không bao gồm sản phẩm rượu bổ do Bộ Y tế quản lý), nước giải khát (không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do Bộ Y tế quản lý), sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo (không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý), dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

“Mẫu giấy phép cfs do bộ công thương cấp cho sản phẩm xuất khẩu – C.A.O thực hiện cho khách hàng”

Bộ Công Thương cấp giấy phép lưu hành sản phẩm đối với dòng sản phẩm nào?
Giấy phép xuất khẩu do Bộ Công Thương cấp cho sản phẩm xuất khẩu (Ảnh: C.A.O Media)

Để lưu hành sản phẩm ra thị trường cần thực hiện các giấy phép sau

Giấy phép đăng ký kinh doanh

→ Hồ sơ đăng ký kinh doanh, bao gồm:

+ CMND hoặc passport của người đại diện

+ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh (C.A.O thực hiện cho khách hàng)

→ Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư hoặc trường hợp thành lập hộ kinh doanh cá thể nộp tại UBND Quận/Huyện.

→ Thời gian lập giấy phép kinh doanh từ 05 đến 07 ngày làm việc

Giấy phép attp cơ sở sản xuất sản phẩm

→ Hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; (theo mẫu, C.A.O thực hiện)

+ Giấy phép Đăng ký kinh doanh; (có ngành nghề phù hợp)

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; (C.A.O khảo sát và thực hiện)

+ Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

+ Giấy xác nhận đã được Tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành; (C.A.O hỗ trợ đăng ký)

→ Thời gian thực hiện giấy chứng nhận ATTP từ 25 đến 30 ngày làm việc, đăng ký tại Chi cục vệ sinh/ ban quản lý an toàn thực phẩm tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

→ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời gian hiệu lực là 3 năm

Kiểm nghiệm sản phẩm

+ Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu sản phẩm để tiến hành thử nghiệm

+ Lên chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn của sản phẩm theo quy định Việt Nam

+ Mang mẫu sản phẩm đến trung tâm để kiểm định; (Kiểm nghiệm tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận

→ Thời gian kiểm nghiệm từ 05 đến 07 ngày làm việc

Công bố sản phẩm

→ Thành phần hồ sơ công bố sản phẩm gạo gồm:

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh

+ Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm

+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

+ Nhãn sản phẩm (nếu có)

Công bố chất lượng sản phẩm được xem là giấy phép lưu hành sản phẩm trong nước quan trọng nhất, được thực hiện theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tại Ban quản lý an toàn thực phẩm/Chi cục an toàn thực phẩm;

→ Thời gian công bố sản phẩm từ 03 đến 05 ngày làm việc.

Bảo hộ thương hiệu

→ Thành phần hồ sơ đăng kí bảo hộ thương hiệu

+ Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu;

+ Mẫu nhãn hiệu/ logo cần đăng ký;

+ Thông tin về nhóm sản phẩm/dịch vụ cần đăng ký bảo hộ thương hiệu;

+ Thông tin chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu (theo giấy đăng ký kinh doanh; chứng minh nhân dân);

+ Giấy ủy quyền;

+ Các tài liệu liên quan (nếu cần);

→ Quy trình và thời gian đăng kí bảo hộ thương hiệu

+ Tra cứu, đánh giá khả năng đăng kí bảo hộ thương hiệu;

+ Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, có dấu nhận đơn ngay;

+ Thẩm định hình thức: 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn;

+ Công bố đơn: 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Thẩm định nội dung: 9-12 tháng kể từ ngày đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu được công bố;

+ Cấp văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận đăng kí bảo hộ thương hiệu): trong vòng 1 tháng;

 Giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu có thời hạn 10 năm và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, được gia hạn nhiều lần liên tiếp.

→ Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu là Cục Sở hữu trí tuệ.

Đăng ký mã số mã vạch

→ Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

+ Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu; (C.A.O cung cấp), có đầy đủ các thông tin về sản phẩm: tên; đặc điểm; chủng loại; kích thước; khối lượng…

+ Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanhnghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại hoặc quyết định thành lập đối với các tổ chức khác.

+ Hợp đồng mua bán nếu doanh nghiệp không sản xuất

→ Cơ quan cấp và thời gian thực hiện

+ Cục đo lường chất lượng là nơi sẽ tiếp nhận hồ sơ về việc đăng ký mã số mã vạch cho doanh nghiệp

+ Thời gian cấp mã số cho doanh nghiệp từ 10 – 15 ngày làm việc

+ Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch: 30 – 45 ngày tính từ ngày được cấp mã số

Giấy phép lưu hành tự do – CFS

→ Giấy phép lưu hành tự do – CFS (Certificate Of Free Sale) là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

→ Hồ sơ cần chuẩn bị trước khi xin giấy phép lưu hành tự do cfs

+ Giấy phép kinh doanh; (phải đảm bảo có ngành nghề kinh doanh phù hợp với sản phẩm doanh nghiệp dự tính xuất khẩu)

+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất; (đối với sản phẩm là thực phẩm)

+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm; (phiếu kiểm đầy đủ chỉ tiêu theo QCVN và được kiểm nghiệm tại trung tâm được nhà nước chỉ định)

+ Công bố chất lượng sản phẩm: (phải là hồ sơ công bố theo đúng quy định nhà nước, đúng với sản phẩm doanh nghiệp xuất khẩu)

+ Hợp đồng mua bán hoặc gia công; (đối với doanh nghiệp thương mại sản phẩm hoặc nhờ đơn vị khác gia công sản phẩm cho mình)

+ Nhãn xuất khẩu của sản phẩm

→ Thời gian thực hiện và cơ quan cấp

+ Thời gian thực hiện 05 ngày làm việc kể từ ngày C.A.O nhận hồ sơ của khách hàng

+ Cơ quan cấp phép: tùy vào mỗi sản phẩm mà giấy phép được các cơ quan khác nhau cấp phép “Bộ Công Thương”, “Bộ Y Tế”, “Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn”

+ Thời hạn giấy phép lưu hành tự do – CFS: 02 năm kể từ ngày cấp phép

Giấy chứng nhận y tế HC

Giấy chứng nhân y tế – HC (Health Certificate) được cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

→ Chuẩn bị hồ sơ

+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế – HC; (theo mẫu tại Thông tư 52/2015/TT-BYT)

+ Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu; (có thể hiện số lô, NSX và HSD)

+ Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

+ Bản tự công bố sản phẩm hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

→ Thời gian thực hiện và cơ quan cấp

+ Thời gian thực hiện 07 – 08 ngày làm việc kể từ ngày C.A.O nhận hồ sơ của khách hàng

+ Cơ quan cấp phép: Bộ Y Tế

+ Thời hạn giấy chứng nhận y tế – HC: 02 năm kể từ ngày cấp phép

Liên hệ dịch vụ

Hãy liên hệ C.A.O để giải đáp và tư vấn đầy đủ nhất về Bộ Công Thương cấp giấy phép lưu hành sản phẩm đối với dòng sản phẩm nào?. Quý doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện các giấy phép NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI thì liên hệ chúng tôi qua các số điện thoại 0903 145 175 – 0903 145 178 hoặc email hotro@tuvangiayphepcao.com để cung cấp dịch vụ tốt nhất

♦ Chủ đề liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *