Tư vấn giấy phép lưu hành thực phẩm nhập khẩu tại Việt Nam
Có rất nhiều doanh nghiệp thắc mắc làm thế nào để có giấy phép lưu hành thực phẩm nhập khẩu tại Việt Nam, và để nhập khẩu thuận tiện cần phải làm những thủ tục gì? thực hiện các giấy phép trong thời gian bao lâu?
Thông qua bài viết này C.A.O Media sẽ hướng dẫn và tư vấn quý khách hàng thực hiện thủ tục xin giấy phép lưu hành thực phẩm nhập khẩu tại Việt Nam hợp pháp và nhanh chóng, hãy cùng chúng tôi theo dõi tiếp những thông tin dưới đây nhé!
- Để có được giấy phép lưu hành thực phẩm nhập khẩu tại Việt Nam, các thương nhân phân phối cần phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm
- Công bố sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu cơ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh thì xin tại Ban quan quản lý an toàn thực phẩm. Nếu cơ sở đặt tại Huyện/Tỉnh thì xin công bố chất lượng sản phẩm ở Chi cục an toàn thực phẩm hoặc Sở Y Tế của Huyện/Tỉnh đó.
Thành phần hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu gồm:
Công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm nhập khẩu căn cứ vào Nghị định 15/2018/NĐ-CP ở Chương II Điều 5 – nêu rõ về thành phần hồ sơ tự công bố, đầy đủ và cụ thể như sau:
Trình tự thực hiện giấy phép lưu hành thực phẩm nhập khẩu
- Doanh nghiệp, các nhân thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP tự công bố sản phẩm thực phẩm nhập khẩu trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp, cá nhân và nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định;
- Ngay sau khi tự công bố, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Lưu ý: Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 2 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất 1 sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Điều lưu ý sau khi doanh nghiệp thực hiện công bố lưu hành sản phẩm
- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng Tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng và phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
- Trường hợp có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Dịch vụ tư vấn giấy phép lưu hành sản phẩm
Công ty TNHH DV Tư Vấn Truyền Thông C.A.O là một trong những công ty được nhiều người biết đến với phong cách làm việc chuyên nghiệp và nhiệt tình. Với đội ngũ luật sư và chuyên gia tư vấn dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tự công bố sản phẩm. Với phương châm: Nhanh chóng – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi. Sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất khi sử dụng dịch vụ tại C.A.O Media.
- Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến thủ tục xin giấy phép lưu hành thực phẩm nhập khẩu
- Tư vấn những quy định của pháp luật liên quan đến sản phẩm để đảm bảo quý khách hàng lưu thông hợp pháp sản phẩm trên thị trường;
- Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm và thay mặt khách hàng gửi mẫu đến Phòng kiểm nghiệm được Bộ y tế công nhận/chỉ định;
- Kiểm tra các tài liệu khác liên quan trước khi nộp hồ sơ công bố như: mẫu nhãn sản phẩm, thông tin về sản phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho phù hợp với sản phẩm đang làm công bố.
- Soạn hồ sơ tự công bố sản phẩm và gửi đến cho khách hàng ký tên, đóng dấu
- Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố sản phẩm lên cơ quan có thẩm quyền và làm việc với cơ quan nhà nước (nếu hồ sơ công bố còn thiếu xót).
- Theo dõi hồ sơ tự công bố sản phẩm cho đến khi hồ sơ được up lên trang website của cơ quan.
- Hoàn thành giấy phép lưu hành thực phẩm nhập khẩu và giao tận nơi kết quả cho doanh nghiệp.
Liên hệ dịch vụ làm giấy phép lưu hành sản phẩm
Trên đây là những thông tin về việc xin giấy phép lưu hành thực phẩm nhập khẩu tại Việt Nam, nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ làm công bố lưu hành sản phẩm nhanh chóng tại giayphepantoanthucpham.com thì hãy liên hệ với C.A.O Media qua các số điện thoại sau: (028) 6275 0707 | 0936 207 619 | 0903 145 175 để được cung cấp dịch vụ tốt nhất!
♦ Chủ đề liên quan
- Hướng dẫn doanh nghiệp tự công bố sản phẩm nhập khẩu
- Dịch vụ làm công bố chất lượng sản phẩm tại Đồng Nai
- Quy định tự công bố hộp đựng thực phẩm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Thủ tục tự công bố sản phẩm mới nhất 2020
- Dịch vụ kiểm nghiệm chất lượng bàn chải đánh răng
- Tư vấn doanh nghiệp thủ tục nhập khẩu rượu vang từ Pháp
- Dịch vụ kiểm nghiệm và công bố cà phê túi lọc toàn quốc
- Dịch vụ tư vấn tự công bố thực phẩm đông lạnh
- Những giấy phép cần có cho cơ sở sản xuất bột nêm gia vị
- Đăng ký giấy phép lưu hành sản phẩm nước sốt gia vị
- Tư vấn kiểm nghiệm và công bố chất lượng bánh quy
- Dịch vụ làm kiểm nghiệm sản phẩm gạo toàn quốc
- Công bố chất lượng sản phẩm rượu Gin
- Quy định xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất mới nhất 2020