Cách làm giấy phép an toàn thực phẩm nhanh chóng
Cách làm giấy phép an toàn thực phẩm như thế nào? Làm giấy phép an toàn thực phẩm căn cứ vào đâu? Tài liệu hồ sơ làm giấy phép an toàn thực phẩm gồm những gì? Muốn thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận thì cần những gì? … đây là những câu hỏi thắc mắc của các doanh nghiệp mà C.A.O Media thường gặp, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp từng câu hỏi theo trình tự sau
1/Cách làm giấy phép an toàn thực phẩm như thế nào?
Cách làm giấy phép an toàn thực phẩm gồm có 04 bước cơ bản, doanh nghiệp cần nắm rõ:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ 01 hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm (xem thành phần hồ sơ đầy đủ tại đây)
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Ban quản lý an toàn thực phẩm (nếu cơ sở tại địa chỉ TP.HCM) hoặc nộp hồ sơ tại Chi cục an toàn thực phẩm (nếu cơ sở tại tỉnh/huyện)
Bước 3: Quy trình về thời gian giải quyết
+ Trong thời gian 15 ngày làm việc cơ quan quản lý có trách nhiệm kiểm tra và xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơ có sửa đổi, bổ sung thì cơ quan thông báo bằng văn bản cho cơ sở, nêu rõ lý do.
+ Trường hợp hồ sơ không có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung: Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan chức năng có thẩm quyền tổ chức thẩm định cơ sở
+ Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu,cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong thời gian 05 ngày làm việc.
+ Nếu kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục (thời gian khắc phục không quá 30 ngày). Sau khi khắc phục xong, cơ sở gửi báo cáo khắc phục về cơ quan chức năng có thẩm quyền đó
- Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu,cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
- Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu, cơ quan chức năng có thẩm quyền có văn bản thông báo cho cho cơ sở và cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại nơi đã nộp (dựa vào ngày hẹn trên biên nhận)
Trên đây là Cách làm giấy phép an toàn thực phẩm nhanh chóng gồm 04 bước cơ bản, bạn cần nắm rõ để thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ, nếu có vướng mắc gì bạn có thể liên hệ với C.A.O để được tư vấn 028 6275 0707 hoặc 0936 207 619
2/ Làm giấy phép an toàn thực phẩm căn cứ vào đâu?
Để làm giấy phép an toàn thực phẩm nhanh chóng, đầu tiên doanh nghiệp cần nắm rõ mặt hàng/sản phẩm của mình để phân loại về loại hình kinh doanh đúng quy định. Dưới đây C.A.O Media liệt kê các loại hình cụ thể như sau:
** Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà hàng, quán cà phê, dịch vụ ăn uống trong trung tâm thương mại căn cứ vào cơ sở pháp lý:
- Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012;
- Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014;
- Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 5 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày26/10/2013 Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
** Đối với cơ sở cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, căn cứ vào:
- Căn cứ Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
- Thông tư số 26/2012/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2012;
- Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012;
- Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 08 năm 2012.
3/ Tài liệu hồ sơ làm giấy phép an toàn thực phẩm gồm những gì?
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm (làm theo mẫu)
- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hộ kinh doanh (có ngành nghề cần xin giấy phép ATTP)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo Thông tư 14/2013/TT-BYT của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên.
4/ Muốn thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận thì cần những gì?
- Trường hợp thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc đổi chủ cơ sở, thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và quy trình sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và Giấy chứng nhận còn thời hạn thì cơ sở gửi thông báo thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận và kèm bản sao văn bản hợp pháp thể hiện sự thay đổi đến tại cơ quan cấp giấy phép
- Ngoài các trường hợp nêu trên, cơ sở nộp lại hồ sơ mới để được thẩm định cấp Giấy chứng nhận theo quy định
Trên đây là những nội dung giải đáp những câu hỏi của các doanh nghiệp nói riêng cũng như hướng dẫn Cách làm giấy phép an toàn thực phẩm nhanh chóng cho các doanh nghiệp nói chung. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về những nội dung trên quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với C.A.O Media qua các số điện thoại 028 6275 0707 hoặc 0936 207 619 để được tư vấn chi tiết nhé
Liên hệ tư vấn và báo giá
CÔNG TY TNHH DV TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG C.A.O
- Địa chỉ: 44 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp HCM
- Điện thoại: (028) 6275 0707
- Hotline: 0903 145 175 – 0936 207 619
- Email: hotro@tuvangiayphepcao.com