Tự công bố sản phẩm có bắt buộc thực hiện không?
Hiện nay, ngộ độc thực phẩm đang là mối quan tâm, lo lắng của người dân, bởi các trường hợp ngộ độc ngày càng gia tăng và theo chiều hướng nặng hơn. Do đó, việc quản lý, giám sát và kiểm tra sản phẩm trên thị trường được cơ quan nhà nước thực hiện chặt chẽ, nhằm đảm bảo chất lượng, sức khỏe người sử dụng. Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, cần phải thực hiện tự công bố sản phẩm. Vậy tự công bố sản phẩm có bắt buộc thực hiện không? Những sản phẩm nào cần thực hiện tự công bố?
Tự công bố sản phẩm có bắt buộc thực hiện không?
Tự công bố sản phẩm là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tự công bố sản phẩm có bắt buộc thực hiện không? Việc đăng ký này là thực hiện một cách tự nguyện mà không bị nhà nước ép buộc.
Sau khi sản phẩm được tổ chức, cá nhân công bố về chất lượng sẽ được lưu thông và kinh doanh hợp pháp trên thị trường. Riêng về thực phẩm, sản phẩm liên quan đến sức khỏe chưa được công bố; mà vẫn lưu hành ra thị trường tiêu dùng sẽ bị xử phạt theo pháp luật của nhà nước.
Những sản phẩm thực hiện tự công bố sản phẩm
Trong khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có ghi rõ nhưng đối tượng tự công bố chất lượng sản phẩm như sau:
– Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
– Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
– Dụng cụ chứa/vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
Lưu ý: Những sản phẩm hoặc nguyên liệu trong sản xuất, nhập khẩu dùng để sản xuất hay gia công hàng xuất khẩu, để phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của doanh nghiệp không tiêu thụ ra thị trường bên ngoài sẽ được miễn làm thủ tục tự công bố.
Những lợi ích khi tự công bố sản phẩm
Khi đăng ký công bố chất lượng sản phẩm với cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền, sản phẩm đó sẽ được kiểm chứng nghiêm ngặt để xác nhận là sản phẩm có chất lượng tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy nên các sản phẩm đã được công bố khi đưa ra thị trường sẽ nhanh chóng tiếp cận, lấy được sự tin tưởng từ khách hàng. Từ đó tạo dựng được uy tín, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ, đẩy mạnh doanh số bán hàng, tăng doanh thu.
Ngoài ra tự công bố sản phẩm cũng là một cách để doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm; ổn định, cải tiến năng suất, tối giảm chi phí sản xuất.
“Bản tự công bố sản phẩm do C.A.O Media thực hiện cho khách hàng”
Quy trình tự công bố sản phẩm
Quy trình doanh nghiệp tự công bố sản phẩm được diễn ra như sau:
– Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận).
– Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm; và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
Một số lưu ý khi thực hiện tự công bố sản phẩm
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm; thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương; có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ; thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Hồ sơ tự công bố sản phẩm
Một tổ chức, cá nhân có nhu cầu tự công bố sản phẩm của mình cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước, trong đó không thể thiếu những giấy tờ pháp lý sau đây:
- Bản tự công bố sản phẩm (theo mẫu quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP);
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến
- Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất;
Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media
Hy vọng với các thông tin bài viết trên đề cập, đã giải đáp được câu hỏi “Tự công bố sản phẩm có bắt buộc thực hiện không” của mọi người. Hãy liên hệ C.A.O Media qua số điện thoại (028) 6275 0707 – 0936 207 619 – 0903 145 175 hoặc truy cập website giayphepantoanthucpham.com để được tư vấn và cung cấp dịch vụ công bố sản phẩm tốt nhất!
>>> Chủ đề liên quan
- Hướng dẫn doanh nghiệp tự công bố sản phẩm nhập khẩu
- Quy định tự công bố sản phẩm mới nhất 2020
- Tư vấn doanh nghiệp thủ tục nhập khẩu rượu vang từ Pháp
- Dịch vụ kiểm nghiệm và công bố cà phê túi lọc toàn quốc
- Dịch vụ làm công bố chất lượng bánh ngũ cốc nhanh nhất
- Dịch vụ tư vấn tự công bố thực phẩm đông lạnh
- Dịch vụ công bố tiêu chuẩn bàn chải đánh răng trẻ em uy tín
- Những giấy phép cần có cho cơ sở sản xuất bột nêm gia vị
- Tư vấn giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm
- Xin giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm
- Đăng ký giấy phép lưu hành sản phẩm nước sốt gia vị