Hướng dẫn cách làm các giấy phép để xuất khẩu cà phê

Cà phê (cafe) là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Nhằm tận dụng ưu thế đó, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đã và đang tiến hành xuất khẩu cà phê (cafe) ra thị trường nước ngoài, nếu bạn là đơn vị sản xuất, rang xay, đóng gói và kinh doanh mặt hàng cà phê và bạn muốn mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài thì phải thực hiện đầy đủ các giấy phép tại Việt Nam và các giấy phép để xuất khẩu cà phê.

Vậy bạn có biết cách làm các giấy phép để xuất khẩu cà phê như thế nào không? Đây cũng là một trong những câu hỏi mà các doanh nghiệp đang thắc mắc, để giải đáp câu hỏi này C.A.O Media sẽ hướng dẫn đến các doanh nghiệp cách làm các giấy phép để xuất khẩu cà phê, hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin dưới đây nhé!

Cách làm những giấy phép để xuất khẩu cà phê gồm có 6 bước

Bước 1: Đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh

Bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập giấy phép kinh doanh nộp tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư dựa vào Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp

Cách làm: Hồ sơ bạn tải từ trang https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx và làm theo hướng dẫn, sau đó bạn tạo tài khoản và up hồ sơ lên, trong thời gian 03 ngày làm việc sẽ có kết quả (nếu hồ sơ hợp lệ)

Hồ sơ đầy đủ gồm:

  • Đơn đề nghị thành lập công ty
  • Điều lệ công ty
  • Chứng minh nhân dân hoặc Passport của người đại diện pháp luật
  • Giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ

 

Lưu ý: trên giấy phép kinh doanh phải có ngành nghề sản xuất và kinh doanh cà phê

– Thời gian lập giấy phép kinh doanh tại Sở KHDT 05 đến 07 ngày làm việc

 Xem thêm hồ sơ thành lập giấy phép đăng ký kinh doanh tại đây

==> Liên hệ dịch vụ làm giấy phép đăng ký kinh doanh trọn gói 0903 145 175

Bước 2: Làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nộp tại ban quản lý an toàn thực phẩm dựa vào nghị định:

–  Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011

–  Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

Cách làm: Bạn vào trang website của ban quản lý an toàn thực phẩm tại http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn 

Sau đó tải đơn đề nghị theo mẫu quy định và kèm theo hồ sơ đầy đủ gồm:

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh sản phẩm cà phê (như C.A.O nêu ở bước 1)
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm sản xuất cà phê
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh cà phê
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản; phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh cà phê
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất; kinh doanh cà phê

 

– Giấy phép an toàn thực phẩm nơi sản xuất cà phê có thời gian 03 năm, sau 03 năm doanh nghiệp phải xin cấp lại, thành phần hồ sơ xin cấp lại giống ban đầu – Xem them hướng dẫn xin cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại đây

Hướng dẫn cách làm các giấy phép để xuất khẩu cà phê
Giấy phép để xuất khẩu cà phê do C.A.O thực hiện

Bước 3: Kiểm nghiệm sản phẩm cà phê

Cách làm: Bạn chuẩn bị 03 mẫu sản phẩm cà phê, sau đó lên chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn sau:

  • Quyết định 46/2007/QĐ-BYT; Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
  • QCVN 8-2:2011/BYT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
  • QCVN 8-1:2011/BYT; Quy chuẩn quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm

 

– Mang sản phẩm cà phê đến trung tâm để kiểm nghiệm

** Lưu ý: kiểm nghiệm tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận  – Xem thêm Danh sách các cơ sở được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại đây

– Sau 05 đến 07 ngày làm việc (tính từ ngày gửi mẫu) bạn đến nhận lại phiếu kết qủa kiểm nghiệm

Bước 4: Tự công bố sản phẩm cà phê

– Tự công bố sản phẩm cà phê dựa vào nghị định Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm và nộp tại Ban quản lý an toàn thực phẩm

Cách làm: bạn vào website http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn tải bản công bố sản phẩm và làm theo hướng dẫn, sau đó kèm theo những giấy tờ pháp lý như C.A.O nêu ở Bước 1, bước 2, bước 3 cụ thể gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh (như C.A.O nêu ở bước 1)
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (như C.A.O nêu ở bước 2)
  • Kết quả kiểm nghiệm cà phê (như C.A.O nêu ở bước 3)

 

Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ Ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ đăng tải hồ sơ công bố lên website, sau 3 đến 05 ngày hồ sơ của bạn sẽ đăng tải thành công.

Bước 5: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (hay còn gọi là giấy phép xuất khẩu)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do có tên gọi tiếng anh là Certificate of Free Sale do Bộ Công Thương quản lý và cấp giấy chứng nhận căn cứ vào quy định:  Quyết định 10/2010/QĐ-TTg – Quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu

Cách làm: Bạn tải hồ sơ theo quy định tại nghị định 10/2010/QĐ-ttg và làm theo thướng dẫn sau đó kèm theo đầy đủ các giấy phép như C.A.O nều ở 4 bước trên, cụ thể gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Kết quả kiểm nghiệm trà
  • Bản tự công bố sản phẩm

 

Hồ sơ 01 bộ nộp tại Bộ Công Thương

Trong thời gian 05 đến 07 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ) bạn đến nhận kết quả là giấy chứng nhận lưu hành tự do; trường hợp có sửa đổi bổ sung thì Bộ Công Thương sẽ ra công văn hướng dẫn bổ sung hồ sơ

Bước 6: Giấy chứng nhận y tế (Heath certificate)

Giấy chứng nhận y tế có tên tiếng anh là Health Certificate do Bộ Y Tế quản lý và cấp giấy chứng nhận dựa vào Thông tư 52-2015-TT-BYT kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu thủ tục cấp chứng nhận xuất khẩu

Cách làm: Bạn vào Thông tư 52-2015-TT-BYT kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu thủ tục cấp chứng nhận xuất khẩu tải hồ sơ theo mẫu và làm theo hướng dẫn sau đó kèm theo những giấy tờ pháp lý như C.A.O nêu ở Bước 1, bước 2, bước 3 và bước 4, cụ thể gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Kết quả kiểm nghiệm trà (lưu ý: trên phiếu kết quả kiểm nghiệm phải thể hiện số lô hàng, hạn sử dụng sản phẩm)
  • Bản tự công bố sản phẩm

 

Hồ sơ 01 bộ nộp tại Bộ Y Tế

Trong thời gian 05 đến 07 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ) bạn đến nhận kết quả là giấy chứng nhận lưu hành tự do; trường hợp có sửa đổi bổ sung thì Bộ Y Tế sẽ ra công văn hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Thời gian làm các giấy phép để xuất khẩu cà phê bao lâu?

Thời gian thực hiện các giấy phép để xuất khẩu cà phê ra nước ngoài bao gồm 06 bước trên theo đúng quy định từ 45 – 60 ngày làm việc, Tuy nhiên nếu bạn biết thực hiện đúng cách thì sẽ nhanh hơn và rút ngắn được thời gian.

Liên hệ dịch vụ làm giấy phép 

Trên đây là những thông tin C.A.O Media muốn chia sẻ đến các doanh nghiệp cách làm giấy phép để xuất khẩu cà phê ra nước ngoài nhanh chóng, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc vào về những giấy phép nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ với giayphepantoanthucpham.com qua các số điện thoại 0903 145 175 | 0903 145 178 | 0908 024 161 để được tư vấn và hướng dẫn làm giấy phép

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *