Giấy chứng nhận y tế theo Thông tư 52/2015/TT-BYT
Quy định xin giấy chứng nhận y tế theo Thông tư 52/2015/TT-BYT ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y Tế, quy định đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế.
Thông tư 52/2015/TT-BYT – Quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế. Trong đó, việc xin giấy chứng nhận y tế theo thông tư 52/2015/TT-BYT cũng được Bộ Y Tế quy định rõ cho doanh nghiệp trong Thông tư này. Dưới này là những nội dung C.A.O Media đã sàng lọc để doanh nghiệp hiểu rõ nhất về thủ tục này, mời doanh nghiệp và bạn đọc cùng theo dõi bài viết hôm nay nhé!
Giấy chứng nhận y tế là gì?
Giấy chứng nhận y tế có tên tiếng anh là Health Certificate, được viết tắt là HC. Giấy chứng nhận y tế được cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Thành phần hồ sơ bắt buộc khi xin giấy chứng nhận y tế theo thông tư 52/2015/TT-BYT
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế cho 01 (một) lô hàng xuất khẩu gồm:
1/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép Hộ Kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; ⇒ Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị 1 trong 3 loại giấy phép trên.
2/ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất mặt hàng xuất khẩu; ⇒ Lưu ý: nếu doanh nghiệp không phải là nhà sản xuất thì phải làm hợp gia công, hoặc hợp đồng mua bán với nhà sản xuất.
3/ Bản tự công bố sản phẩm hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
4/ Kết quả kiểm nghiệm của mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu; gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật); hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu; chỉ tiêu an toàn theo quy định; (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật); thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.
Tất cả 4 mục như C.A.O Media nêu trên đây là thành phần hồ sơ pháp lý BẮT BUỘC đối với sản phẩm xuất khẩu doanh nghiệp cần chuẩn bị trước khi nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế theo Thông tư 52/2015/TT-BYT, Ngoài ra còn một số chứng từ theo yêu cầu gồm có:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế (theo mẫu quy định theo thông tư 52/2015/TT-BYT)
– Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
” Mẫu giấy chứng nhận y tế theo Thông tư 52/2015/TT-BYT do C.A.O thực hiện cho khách hàng ”
Quy trình thực hiện xin giấy chứng nhận y tế theo Thông tư 52/2015/TT-BYT
♦ Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm đề nghị cấp giấy chứng nhận health certificate nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
♦ Bước 2: Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận health certificate của doanh nghiệp, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho doanh nghiệp theo mẫu quy định trong thông tư 52/2015/TT-BYT
♦ Bước 3: Trong thời gian từ 7 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận health certificate theo mẫu quy định. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.
⇒ Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận Y Tế (Health certificate) là 02 năm, tính từ ngày cấp.
Trường hợp nào thu hồi giấy chứng nhận y tế?
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận giả mạo giấy tờ.
2. Giấy chứng nhận y tếđược cấp cho lô hàng xuất khẩu mà sản phẩm thực phẩm thuộc lô hàng đó không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã công bố áp dụng (nếu có).
3. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của sản phẩm thực phẩm đó bị thu hồi (nếu có).
4. Giấy chứng nhận y tế được cấp không đúng thẩm quyền.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận y tế
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận y tế ban hành văn bản thu hồi HC và gửi cho tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thu hồi, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phải nộp HC đã cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
3. Trường hợp không thể thu hồi giấy chứng nhận đã cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình và gửi thông báo đến cơ quan hải quan về việc HC nêu tại Khoản 1 Điều này không còn giá trị hiệu lực.
Liên hệ dịch vụ làm giấy chứng nhận y tế
Trên đây là thủ tục và thành phần hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế theo Thông tư 52/2015/TT-BYT C.A.O Media muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp để nắm rõ hơn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục xin giấy chứng nhận y tế thì hãy liên hệ ngay với tuvangiayphepcao.com qua các số điện thoại (028) 6275 0707 | 0903 145 175 | 0936 20 7619 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết nhé!
♦ Chủ đề liên quan:
- Hồ sơ xin giấy chứng nhận health certificate gạo nếp
- Thực hiện giấy chứng nhận y tế cho sản phẩm mới nhất 2020
- Dịch vụ xin giấy chứng nhận health certificate tinh bột sắn
- Xin giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC) ở đâu?
- Điều kiện xin giấy chứng nhận health certificate bột làm bánh
- Thủ tục xin giấy chứng nhận health certificate bắp rang bơ
- Hồ sơ đầy đủ làm giấy chứng nhận y tế sản phẩm xuất khẩu
- Dịch vụ xin giấy chứng nhận y tế Health Certificate trọn gói
- Đăng ký chứng nhận lưu hành tự do CFS cho mặt hàng xuất khẩu
- Dịch vụ làm giấy phép xuất khẩu hạt điều rang muối
- Hướng dẫn xin giấy phép lưu hành sản phẩm tự do ra nước ngoài