Những giấy phép xuất khẩu cà phê đến Châu Âu
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, đặc biệt khi nhu cầu giao thương hàng hóa, hội nhập thị trường thế giới ngày một phát triển, nhiều doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài. Để xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài, điều kiện đầu tiên là giấy phép xuất khẩu cà phê. Vậy để có thể đưa cà phê sang thị trường Châu Âu thì cần phải có các loại giấy phép nào, thành phần hồ sơ đăng ký giấy phép gồm những gì? Sau đây C.A.O Media xin hướng dẫn cho quý doanh nghiệp về thủ tục giấy phép cũng như các lưu ý khi xin giấy phép xuất khẩu cà phê đến châu âu hãy cùng C.A.O Media xem qua những nội dung dưới đây nhé!
>> Dưới đây là hình ảnh thật đầy đủ một bộ giấy phép xuất khẩu cà phê do C.A.O Media thực hiện
” Những giấy phép xuất khẩu cà phê đến Châu Âu do C.A.O thực hiện TRỌN GÓI cho khách hàng”
Có 02 loại giấy phép xuất khẩu cà phê đến châu âu
1/ Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS
Dựa theo quyết định số 10/2010/QĐ-TTg quy định việc cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước để xuất khẩu.
” Mẫu giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS cho sản phẩm cà phê C.A.O Media thực hiện “
> Điều kiện cấp giấy phép lưu hành tự do – CFS:
- Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.
- Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
> Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lưu hành tự do – CFS bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép lưu hành tự do – CFS được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (làm theo mẫu)
- Hồ sơ công bố sản phẩm cà phê hoặc kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa)
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất cà phê hoặc ISO, HACCP. Lưu ý: Trường hợp nếu thương nhân không phải là đơn vị sản xuất thì phải có hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua bán
- Kết qủa kiểm nghiệm sản phẩm cà phê (còn hạn trong 1 năm)
- Mẫu nhãn sản phẩm cà phê xuất đi nước ngoài
- Các giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp CFS
> Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp CFS:
Khi người đề nghị cấp giấy phép lưu hành tự do – CFS nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng giấy biên nhận hoặc bằng hình thức văn bản khác cho người đề nghị cấp CFS về việc thực hiện một trong những hoạt động sau:
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp CFS nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ như quy định.
- Trả lại hồ sơ và đề nghị bổ sung chứng từ nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ
– Giấy phép lưu hành tự do – CFS phải được cấp trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ thời điểm người đề nghị cấp CFS nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định.
– Cơ quan cấp giấy phép lưu hành tự do – CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trong trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các CFS đã cấp trước đó.
– Trường hợp phát hiện sản phẩm, hàng hóa không đáp ứng điều kiện để cấp giấy phép lưu hành tự do – CFS như quy định, cơ quan cấp CFS ra thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS về việc không cấp CFS cho các sản phẩm đã đề nghị cấp CFS.
2/ Giấy chứng nhận y tế – HC
Dựa theo thông tư số 52/2015/TT-BYT Quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế.
” Mẫu giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS cho sản phẩm cà phê C.A.O Media thực hiện “
> Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế – HC
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế – HC cho sản phẩm cà phê
- Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
- Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao y chứng thực)
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bản công bố sản phẩm cà phê (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
> Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận y tế – HC
– Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế – HC nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế (nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện).
– Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế – HC, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định.
– Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, cấp HC theo mẫu quy định. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.
** Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), và giấy chứng nhận y tế (HC) đều có hiệu lực 02 (hai) năm, kể từ ngày cấp.
► Nếu quý khách hàng có nhu cầu làm giấy phép trọn gói và đầy đủ đủ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0936 207 619 – 0903 145 175 để được cung cấp
Trên đây là những gì cần thiết mà C.A.O Media xin thông tin đến quý doanh nghiệp khi có dự định xin giấy phép xuất khẩu cà phê đến châu âu được hiểu rõ. Nếu doanh nghiệp của bạn đang mong muốn tìm một địa chỉ dịch vụ uy tín, giá cả cạnh tranh thì hãy liên hệ giayphepantoanthucpham.com qua các số điện thoại 0903 145 175 | 0936 207 619 để được tư vấn miễn phí.